-->
MENU
© Bản quyền bài viết Từ Hoảng JX

Thông tin Game

Võ Lâm Truyền Kỳ

Võ lâm truyền kỳ là một trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) được Việt hóa từ trò chơi Kiếm hiệp tình duyên Online (chữ Hán: 剑侠情缘; tiếng Anh: SWORDSMAN Online) của công ty Kingsoft (Kim Sơn) từ Trung Quốc và được VNG phân phối tại Việt Nam. Trò chơi cho phép các người chơi đóng vai dựa theo các tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. Trò chơi này từng gây cơn sốt ở Trung Quốc và được Hiệp hội Phần mềm Trung Quốc trao giải "Trò chơi xuất sắc nhất năm 2003"[1]
Sau khi được Việt hóa giao diện và chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trò chơi đã chính thức ra mắt người chơi Việt Nam vào ngày 21 tháng 3 năm 2005. Game đã thu hút được đông đảo người chơi từ rất nhiều ngành nghề: bác sĩ, giáo sư, giáo viên, học sinh, công nhân viên chức, nghệ sĩ nổi tiếng như: Ưng Hoàng Phúc, Tấn Beo, Lam Trường, Xuân Bắc, Ngân Khánh, …. Từ khi ra mắt năm 2005 đến thời điểm cập nhật 04/2014, VLTK đã có tổng cộng gần 20tr người chơi với 86 server trong một thời điểm[2]
Một trong những hoạt động tầm cỡ, nổi bật nhất của Võ Lâm Truyền Kỳ là Đại hội Võ Lâm với sự tham gia của hơn 40.000 người vào năm 2005 tại nhà thi đấu Quân khu 7.[3]
Ngoài các hoạt động trong game, Võ Lâm Truyền Kỳ còn tổ chức thành công cuộc thi Thập Đại Mỹ Nhân và các mỹ nhân đó hiện đang là những nhân vật nổi tiếng như ca sĩ Bảo Thy, diễn viên Ngân Khánh, ca sĩ Bích Ly, hoa hậu Ngọc Hân… Những năm 2008 trở về sau người chơi dần bỏ game VLTK với nhiều lý do riêng! Để lại sự luyến tiếc vô hạn về một kênh giải trí, giao lưu hấp dẫn, và VNG cũng mất một khoản thu phí vô cùng lớn vì lượng người chơi cũng tương đồng với lượng thu nhập của game này. Một trong những nguyên nhân mà game thủ bỏ game là vì VNG đã không tạo được sân chơi công bằng cho những game thủ ít tiền và những người chỉ chơi game bằng tiền! Họ ưu ái cho những người chịu đầu tư "xu"-vật phẩm phải mua bằng thẻ cào tức tiền của các game thủ. Cứ có tiền là sẽ có một nhân vật mạnh. Cũng có ý kiến rằng sức quản lý của VNG đối với một game hay như VLTK là chưa đủ tầm. Điều này thể hiện khi game thủ có những khiếu nại liên quan đến lỗi game, trễ đường truyền sever của máy chủ mà không được giải quyết thoả đáng.

Phiên bản

Võ Lâm Truyền Kỳ Việt Nam đã trải qua 11 phiên bản. Phiên bản thứ 1 Công Thành Chiến, Phiên bản thứ 2 Sơn Hà Xã Tắc, Phiên bản thứ 3 Tình Nghĩa Giang Hồ, Phiên bản thứ 4 Phong Hỏa Liên Thành, Phiên bản thứ 5 Hùng Bá Thiên Hạ, phiên bản thứ 6 Thất Thành Đại Chiến, Phiên Bản thứ 7 Phong Vân Tái Khởi, Phiên Bản thứ 8 Bát Mạch Chân Kinh, Phiên Bản thứ 9 Cửu Niên Trùng Phùng, Phiên bản thứ 10 Nơi Ta Thuộc Về, và trong năm 2015 ra mắt Phiên Bản thứ 11 Tụ Nghĩa Vi Minh.
Ngoài Võ Lâm Truyền Kỳ I với 11 phiên bản trên, Võ Lâm Truyền Kỳ II cũng đã ra mắt vào năm 2007 và Võ Lâm Truyền Kỳ 3D ra mắt vào năm 2013. Trong năm 2014, song song việc nâng cấp lên phiên bản 10 Nơi Ta Thuộc Về, VNG cũng tái phát hành phiên bản Công Thành Chiến -Tình Trong Thiên Hạ, dành cho nhóm người chơi hoài niệm phiên bản cũ. Tuy nhiên, Võ Lâm Truyền Kỳ I, Võ Lâm Truyền Kỳ II và Võ Lâm Truyền Kỳ 3D là các trò chơi hoàn toàn khác biệt tuy đều được cung cấp bởi VNG.

Thập nhất đại môn phái


Nét đặc sắc của trò chơi phụ thuộc vào yếu tố ngũ hành tương sinh - tương khắc. Thập đại môn phái vì thế được phân chia theo 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm 2014, VLTK1 được cập nhật phiên bản mới Nơi Ta Thuộc Về, trong phiên bản này xuất hiện thêm 1 môn phái mới, nâng tổng số môn phái thành 11:
Hệ Kim:
  • Thiếu Lâm
  • Thiên Vương bang
Hệ Mộc:
  • Ngũ Độc giáo
  • Đường Môn
Hệ Thủy:
  • Nga My
  • Thúy yên môn
Hệ Hỏa:
  • Cái Bang
  • Thiên Nhẫn giáo
Hệ Thổ:
  • Côn Lôn
  • Võ Đang

Thiên hạ đệ nhất bang

Thiên Hạ Đệ Nhất Bang là tên một giải đấu nổi tiếng của game Võ Lâm Truyền Kỳ do công ty [VNG] phát hành. Giải đấu được tổ chức định kì 6 tháng một lần với giải thưởng là tiền mặt và những vật phẩm có giá trị trong game. Các máy chủ sẽ chọn ra một bang hội đại diện tham gia vào giải đấu. Hiện tại, Thiên Hạ Đệ Nhất Bang được chia ra làm 2 giải song song cho 2 phiên bản của Võ Lâm Truyền Kỳ là phiên bản thu phí và phiên bản miễn phí.


Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo

Hiện nay (tính đến ngày trò chơi bắt đầu phát hành đến ngày 16 tháng 7 năm 2006) tại Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật nào về việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo. Người chơi phải tự giữ lấy tài sản ảo của mình trước khi các hacker xâm nhập tịch thu các tài sản do mình gặt hái đánh đổi bằng thời gian và tiền bạc. Vì độ hấp dẫn của Võ Lâm Truyền Kỳ, xuất hiện nhiều server lậu cũng có hệ thống nạp thẻ lấy tiền ingame, gọi là lậu vì các server này không được xây dựng bởi VNG.


Hạn chế

Chất lượng dịch vụ của trò chơi thường xuyên bị người chơi phàn nàn (do tình trạng quá tải của máy chủ VNG). Tình trạng quá tải (lag) và rớt mạng xảy ra liên tục. Điều này gây những tổn thất nhất định tới người chơi bởi mỗi lần chết trong trò chơi do trục trặc mạng họ sẽ bị trừ điểm kinh nghiệm, bị mất tiền ảo.


Ảnh hưởng tiêu cực và giải pháp


Khi trò chơi trực tuyến Võ Lâm Truyền Kỳ nói riêng và game online nói chung trở nên phổ biến và được giới game thủ yêu thích, thì nó cũng kéo theo những sự việc đau lòng cho những game thủ, người thân và toàn xã hội.
Để hạn chế việc chơi game quá độ, Chính phủ Việt Nam đã ra lệnh hạn chế giờ chơi mỗi ngày chỉ được 3 tiếng, nếu quá 3 tiếng chỉ còn nửa điểm kinh nghiệm. Còn nếu chơi quá 5 tiếng sẽ chả được gì. Biện pháp này dùng để hạn chế các game thủ bị nghiện game nặng và giảm tình hình phạm tội xảy ra ở tuổi vị thanh niên do game online. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến thì phương pháp này không ảnh hưởng nhiều đến những người bị nghiện game vì họ có thể đổi tài khoản khác chơi nếu chơi quá 5 tiếng, nó chỉ ảnh hưởng tới những người chơi trung bình (chỉ chơi vào ngày nghỉ).

Võ Lâm Tryền Kỳ cập nhật phiên bản thứ 11

Bước sang năm thứ 11 gắn liền với cộng đồng game thủ Việt Nam, Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) đã cập nhật phiên bản thứ 11 Tụ Nghĩa Vi Minh với nhiều nội dung phong phú nhằm khẳng định vị trí số một trong lòng game thủ cũng như chứng minh rằng VLTK vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam.